Lễ Hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Tháp bà Ponagar đã trở thành biểu tượng của Nha Trang, là nét đặc trưng thể hiện tài năng và tín ngưỡng của người dân Chăm pa xưa. Với những người thích khám phá, tìm hiểu về sự đa dạng văn hóa, bạn nên đến Nha Trang vào khoảng 20 đến 23 tháng 3 âm lịch để tham gia vào lễ hội Tháp bà Ponagar, cùng hòa mình vào dòng người vào tháp dâng lễ cúng bà, tham gia những trò chơi dân gian sôi động trong phần hội. Sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ cho bạn.

Lễ hội được tổ chức tại di tích Tháp Bà Ponagar, nằm trên đồi Cù Lao, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Ngoài đối tượng tham gia chính là người Chăm pa đến từ Ninh Thuận, Bình Thuận còn có người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền trung cũng đến dâng hương, cũng lễ cho nữ thần Ponagar hay còn gọi là Thiên Y A Na Thánh Mẫu – người tạo ra vạn vật, đem đến sự ấm no, sung túc cho người dân nơi đây. Lễ hội diễn ra với những nghi thức chính sau đây:

  • Lễ thay y: diễn ra vào đúng Ngọ ngày 20/3. Sau khi chủ tế dâng hương, hoa, quả và khấn vái thì đội thay y sắp xếp đồ lễ, cởi xiêm y, mũ miện rồi tắm tượng bằng nước nấu bằng rượu, nước và 5 loại hương hoa. Xiêm y cũ, sau khi thay ra sẽ được giặt sạch, phơi khô và đem ra trưng bày cho người dân đi xem hội đến chiêm ngưỡng. Khăn và nước sau khi tắm bà sẽ được người dân xin về để rửa mặt hay tắm cho trẻ em để  xin phước lành, trẻ em khỏe mạnh, người lớn thì xin để trừ tà, chữa bệnh tật,…
  • Lễ thả hoa đăng: Diễn ra vào tối 20/3 từ 19h đến 21h. 5 hoa đăng lớn và hơn mười ngàn hoa đăng nhỏ được thắp nến lung linh, thả trôi trên sông để cầu siêu cho những vong linh được siêu thoát
  • Lễ cầu quốc thái dân an: diễn ra từ 6h đến 8h sáng ngày 21/3, đây là đại lễ cầu cho nhân dân yên vui, đất nước thái bình do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa chủ trì.
  • Lễ cúng ngọ, cúng thí thực: từ 12h đến 12h30 trưa 21/3 để dâng thức ăn cho Thánh mẫu và bố thí cho cô hồn.
  • Tế lễ cổ truyền: bắt đầu vào sáng sớm ngày 23/3 từ 4h đến 6h, nghi thức cổ truyền trang nghiêm được các cụ hào lão đình tại đây thực hiện.
  • Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương: từ 6h đến 9h ngày 23/3. Sân lễ được dựng ở tiền đình và quay vào điện thờ Thánh mẫu. Mâm lễ rất nhiều vật phẩm: nhang đèn, rượu, vàng bạc, phong bì tiền và khay có 2 coi chầu.  Hát cúng bà và hát cho thần linh xem là hát thứ lễ, mang tính tuồng rất cao, diễn viên múa phải thật trang nghiêm, do đoàn hát bội diễn. Trước khi kết thúc tuồng, phải tổ chức lễ Tôn Vương, đây là một lệ tcj bắt buộc.
  • Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Thánh Mẫu: từ 10h đến 15h ngày 23/3. Nước để thi rước được lấy từ Chùa Hang về, và được đặt trong các vại. Các đội thi trình bày mâm hoa quả dâng bà theo tiêu chí đẹp mắt, mâm quả nèo đẹp nhất sẽ được dùng dâng lên thánh mẫu, còn những mâm còn lại sẽ dâng các tháp khác.
  • Lễ dâng hương tạ Mẫu: diễn ra vào khuya ngày 23/3 từ 23h đến 24h.
  • Múa bóng và hát Văn: diễn ra trong suốt lễ hội, có cả tuồng cổ liên quan đến Thánh Mẫu.

Đây là một lễ hội lớn, tôn vinh giá trị truyền thống của dân tộc, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, là biểu tượng cho sự đoàn kết giữa các dân tộc trên khắp đất nước. Bạn sẽ không thất vọng về những gì mình chứng kiến được trong lễ hội Tháp bà Ponagar

Bài viết kế tiếp

No Responses

Add Comment