Nha Trang không chỉ được biết đến như một thành phố biển thơ mộng, nơi đây còn thu hút đông đảo khách du lịch bởi một công trình vô cùng độc đáo, đó là Tháp Bà Ponagar – một chứng tích đặc sắc, công phu và tỉ mỉ của người Chăm pa xưa. Đây là khu đền tháp nằm trên đồi nhỏ, tại chân cầu Xóm Bóng, phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố 2km về phía Bắc.
Truyền thuyết của Tháp Bà Ponagar
Tương truyền rằng, nữ thần Po Ina Nagar được tạo ra từ bọt biển và mây trời, là người tạo ra Trái Đất, sản sinh ra lúa gạo, cây cối nên bà đi đến đâu thì sông suối, cây cỏ, chim muôn đều cuối người, reo ca đón mừng bà. Là một người nhiều tài năng, phép thuật, bà có rất nhiều chồng, lên đến 97 ông, và có đến 38 người con gái sau đều hóa thành nữ thần. Trong 38 người con đó có 3 người được bà truyền trao phép thần thông và được người dân Chăm pa chọn để thờ phụng cho đến ngày nay. Nữ thần Po Rarai Anaih đang được thờ ở Ninh Thuận, nữ thần Po Bia Tikuk được thờ ở Phan Thiết và Po Nagar Dara được thờ ở Khánh Hòa, là Tháp Bà Ponagar chúng ta đang đề cập đến ở đây.
Lịch sử ngôi đền tháp
Thời Thiên Y Thánh Mẫu, Tháp được xây dựng bằng gỗ. Sau đến thời nhà vua Prithi Indravarman cai trị( từ năm 646 đến 653) thì cho đập bỏ xà xây dựng lại bằng vật liệu cứng cáp hơn, cho tạc tượng nữ thần bằng vàng.
Năm 774, quân Java, Indonesia ( quân Nam Đảo) tấn công và phá hủy hoàn toàn đền Ponagar.
Vua Satyavarman cho xây dwungj lại ngôi đến bằng gạch, hoàn thiện năm 784 và còn giữ cho đến ngày nay.
Về sau, quốc vương Harivarman I cùng con trai là Vikrantavarman III cho xây dựng lần lượt thêm 5 ngọn tháp, xung quanh tháp chính.
Kiến trúc xây dựng của tháp
Người dân Chăm pa bao đời nay được mệnh danh là bậc thầy của nghệ thuật điêu khắc, những tác phẩm, công trình của họ vô cùng tỉ mỉ, kì công và sắc xảo. Tháp Bà Ponagar cũng vậy, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 8 đến 13, đây là thời kì đạo Hin đu rất phát triển và có ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng người Chăm pa cổ. Tháp được xây dựng gồm có 3 tầng:
Tầng thấp nhất: ở ngang mặt đất, có tháp cổng, nhưng nay đã không còn nữa, chỉ sót lại những bậc thang để dẫn lên tầng tiếp theo.
Tầng giữa: Là nơi nghỉ chân, chuẩn bị lễ vật dâng lên Thánh Mẫu. Tầng này có diện tích 300 m2 với 4 hàng cột bát giác gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ. Ở thân cột lớn có lỗ rộng, sâu vào trong thân cột, đối xứng với nhau qua đỉnh của những cột nhỏ.
Tầng cao nhất: đây là nơi xây dựng tháp thờ nữ thần. Ngôi tháp chính cao 23m, lớn hơn hẳn các tháp khác. Tháp chính có 4 tầng, đều có cửa, các hình ảnh vị thần và thú thì bằng đá, 4 phía lại có 4 tháp nhỏ. Phía trong là tượng nữ thần cao 2,6m làm bằng đá hoa cương đen, thần đang ngồi trên đài hoa sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá bồ đề. Trên đỉnh tháp là tượng thần Shiva đang cỡi ngưu thần tên là Nandi và xung quanh là các linh vật, chim muôn. Tường tháp ở phía ngoài được chạm khắc hình ảnh vũ công cùng hình ảnh những người dân lao động với công việc thường ngày của họ. Có một điều đặc biệt ở nghệ thuật của người chăm mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra, đó là cách người Chăm kết nối những viên gạch. Những viên gạch sát nhau, khít lại với nhau mà không thấy lỗ hổng, các nhà khoa học vẫn không tìm được loại keo để kết dính gạch làm sao có thể chắc chắn đến bây giờ và có một điều kì lạ nữa là những viên gạch dù qua mấy ngàn năm, mưa gió, bão táp,… nhưng gạch vẫn giữ được màu mới, không hề bị mốc meo hay thay đổi màu sắc. Đúng là cả thế giới phải khâm phục tài năng của người Chăm pa xưa.
Lễ hội tháp bà
Hằng năm, cứ vào ngày 21,22,23 tháng 3 âm lịch, tại đây lại tổ chức lễ hội Tháp bà Ponagar để tưởng nhớ ngày Vía của Bà, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, làm ăn phát đạt. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống là phần hội vô cùng sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc và độc đáo.
Đến với Nha Trang, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không đến với Tháp Bà Ponagar. Hãy đến đây là tận mắt chứng kiến, chiêm ngưỡng tài năng của người Chăm pa, có thế bạn mới biết cảm phục họ đến nhường nào.
Bài viết kế tiếp: